Á sừng là bệnh gì?

 

Á sừng là bệnh gì?

Á sừng là một trong những bệnh lý rất phổ biến và dễ bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh da liễu khác. Thông thường, những người mắc bệnh sẽ có triệu chứng như nứt nẻ da (nhất là những phần rìa), vùng da tay, da chân xù xì dễ bong tróc hoặc sưng đỏ. Đặc biệt, khi thời tiết trở lạnh, phần da này sẽ bị toét ra và dễ dẫn đến tình trạng rướm máu, gây đau hay kể cả đi lại khó khăn. Do đó, bệnh nhân nên tìm cách chữa bệnh á sừng khi mới phát hiện để ngăn chặn những triệu chứng nặng nề về sau. 

Bệnh lý này thường tái phát như một chu kỳ và khó có thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn. Theo bác sĩ, tình trạng này chủ yếu xuất hiện do viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc da bị kích ứng với một số loại hóa chất, điển hình như xà phòng, thuốc tẩy,... Ngoài ra, đây cũng một trong những yếu tố khiến cho tình trạng bệnh chuyển biến nặng nề hơn. Do đó, các đối tượng mắc bệnh cần hạn chế tiếp xúc với hóa chất.

Nguyên nhân gây ra bệnh á sừng:

Cho đến thời điểm hiện tại, các kiến thức y khoa vẫn chưa đủ cơ sở để có thể chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng á sừng ở nhiều người. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, bệnh nhân mắc phải bệnh lý này do cơ địa bị viêm da thì một số yếu tố sau đây có thể là tác nhân chính. Cụ thể gồm:

Dị ứng cơ địa: bệnh nhân thường là những đối tượng có hệ miễn dịch kém, dễ bị rối loạn. Trong đó, sự kích ứng của da cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang trong tình trạng phản ứng ngược lại với tác nhân gây bệnh. Do đó, cách chữa bệnh á sừng cho những trường hợp này thường dễ dàng hơn.

Di truyền: những đối tượng có bố mẹ bị bệnh á sừng thường có nguy cơ mắc bệnh khá cao. 

Triệu chứng của bệnh á sừng:

Những biểu hiện của bệnh á sừng thường tương tự với một số bệnh lý da liễu như tổ đỉa, chàm,... Do đó, để phân biệt đúng tình trạng bệnh của mình, mọi người nên tìm hiểu kỹ lưỡng những dấu hiệu nhận biết bệnh. Đối với người mắc bệnh á sừng, cơ thể thường có những triệu chứng như:

Vùng da bị bệnh thường có biểu hiện chai sần, lớp da dày hơn và ngày một lan rộng ra nhiều hơn.

Xuất hiện những mụn nước li ti, gây ngứa, nhất là vào mùa, khí hậu nóng bức.

Xung quanh móng tay, móng chân thường nổi những lỗ nhỏ li ti kèm theo cảm giác ngứa rát. Màu sắc móng tay cũng bị chuyển sang vàng và phần da dưới móng dần bị rộp, tách rời khỏi phần nền của móng.

Phần lớn các biểu hiện bất thường tập trung xung quanh vùng da trong lòng bàn tay, bàn chân hay kể cả đầu các ngón tay, ngón chân, kẽ tay, kẽ chân.

Những vùng da mắc bệnh thường dễ bị tổn thương và gia tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.

Các biểu hiện của bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được chữa trị hoặc cách chữa bệnh á sừng không phù hợp. Đặc biệt, những trường hợp bệnh nhân sau khi mắc bệnh nhưng vẫn tiếp xúc nhiều với các chất tẩy rửa, hóa chất,... sẽ khiến da bị tổn thương nặng nề hơn và khó có thể ổn định trở lại. Theo lời chia sẻ của bác sĩ, đã có rất nhiều trường hợp bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn trong khi mắc bệnh á sừng. Điều này cũng cho thấy rằng, á sừng là một yếu tố thuận lợi để dẫn đến nhiều bệnh da liễu khác.

Đắp lá cây bạch đàn chữa á sừng:

Với phương pháp đắp lá cây bạch đàn, các tinh chất trong lá sẽ thẩm thấu vào da nhanh hơn. Từ đó giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo làn da, hạn chế bị bong tróc, vảy sừng trên da. 

Nguyên liệu: Một nắm lá bạch đàn, một ít muối.

Cách thực hiện:

Bạn rửa sạch lá bạch đàn, ngâm với một ít nước muối trong 15 phút để loại hết bụi bẩn bên trong. Sau đó, bạn giã nát lá bạch đàn.

Rửa sạch vùng da bị á sừng, đắp bã lá bạch đàn lên da và cố định lại bằng băng gạc mỏng hoặc vải sạch. Bạn không nên quấn quá chặt tay.

Giữ yên trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch vùng da lại bằng nước ấm.

Người bệnh áp dụng bài thuốc này từ 1 – 2 lần mỗi ngày để điều trị bệnh. 

Chữa á sừng bằng lá bạch đàn và muối

Sử dụng nước lá bạch đàn cũng tương tự như cách đắp bã lá bạch đàn. Cách này cũng có tác dụng giúp các tinh chất trong lá thấm vào sâu bên trong da. Bạn thực hiện cách này theo các bước đơn giản như sau:

Nguyên liệu: Một nắm lá bạch đàn tươi và một ít muối hạt.

Cách thực hiện:

Rửa sạch lá bạch đàn với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất.

Giã nát lá với một ít muối hạt, chắt lấy nước cốt và bỏ phần bã.

Trước tiên, bạn nên lưu ý rửa sạch vùng da bị á sừng.

Thoa hỗn hợp nước cốt lá bạch đàn lên da, sau khi da khô thì bạn thoa tiếp. Bạn thoa khoảng 4 – 5 lớp thì dừng.

Để nguyên trong khoảng 15 – 20 phút, rửa sạch da lại với nước ấm rồi lau khô.

Người bệnh áp dụng cách này từ 1 – 2 lần mỗi ngày để triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng.

Ngâm rửa với nước lá bạch đàn

Chữa á sừng bằng cách ngâm rửa với nước lá bạch đàn là cách mang lại hiệu quả điều trị cao. Để thực hiện cách này, bạn làm theo các bước bên dưới:

Nguyên liệu: Một ít muối hạt, một nắm lá bạch đàn vừa đủ dùng.

Cách thực hiện:

Rửa sạch lá bạch đàn và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 – 20 phút để loại bỏ bụi bẩn.

Bạn đun lá với 2 lít nước trong 10 phút. Khi đó, tinh dầu trong lá sẽ tiết ra hết trong nước, bạn cho thêm một ít muối hạt vào.

Khi nước sôi, bạn cho nước ra chậu và để nước nguội khoảng 50 độ là được.

Trước hết, người bệnh cũng phải rửa sạch vùng da bị á sừng.

Tiến hành ngâm rửa vùng da cần điều trị với nước lá bạch đàn.

Trong quá trình ngâm, bạn có thể dùng lá bạch đàn chà xát nhẹ vào lớp da bị á sừng, nhưng không nên chà quá mạnh gây trầy xước, tổn thương da.

Ngâm cho đến khi nước nguội hẳn là được.

Người bệnh áp dụng cách này mỗi ngày 1 lần để điều trị bệnh. 

Tắm nước lá bạch đàn chữa bệnh á sừng

Chữa á sừng bằng tắm nước lá bạch đàn là phương pháp được nhiều người áp dụng bởi chúng làm sạch da toàn thân. Cách này cũng khá an toàn với những chị em bị á sừng khi mang thai. Ngoài ra, cách điều trị này còn giúp bạn có một làn da chắc khỏe, mịn màng. 

Nguyên liệu: Lá bạch đàn và một ít muối hạt.

Cách thực hiện:

Rửa sạch lá bạch đàn với với nước muối pha loãng cho hết bụi bẩn.

Bạn vò nát lá, cho lá vào 1 lít nước và đun sôi trong 10 phút.

Đổ nước ra chậu cho nước nguội dần hoặc thêm vào một ít nước lạnh. 

Bạn sử dụng nước này để tắm gội hàng ngày. 


Lưu ý khi chữa á sừng bằng lá bạch đàn

Chữa á sừng bằng lá bạch đàn là một cách được khá nhiều người áp dụng. Hiệu quả điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của từng người bệnh. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình chữa á sừng bằng lá bạch đàn mà bạn nên tham khảo:

Người bệnh nên tránh để tinh dầu bạch đàn dính vào mắt, mũi, môi vì sẽ gây kích ứng cho da.

Ngoài những dưỡng chất tốt, lá bạch đàn cũng có chứa một số chất độc gây hại. Vậy nên người bệnh chỉ nên sử dụng lá bạch đàn ngoài da, tuyệt đối không được uống.

Người già, trẻ em, phụ nữ mang thai chỉ được phép sử dụng lá bạch đàn để điều trị á sừng khi có sự cho phép của bác sĩ. 

Người bệnh tuyệt đối không dùng quá liều gây kích ứng cho da.

Bạn nên kết hợp điều trị với các loại thuốc bôi, kem dưỡng da để tránh gây kích ứng cho da. 

Không được dùng lá bạch đàn chà xát mạnh vào vùng da bị á sừng vì có thể gây bong tróc, viêm da.

Khi xuất hiện dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng, người bệnh nên ngưng điều trị và đến gặp bác sĩ sớm nhất.

Không được dùng lá bạch đàn với vùng á sừng nặng, chảy máu hoặc nứt nẻ.

Người bệnh tránh tiếp xúc với các loại hóa chất gây hại cho da như bột giặt, nước rửa chén, chất tẩy. 

Người bệnh nên nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc mệt mỏi, căng thẳng khiến bệnh trầm trọng hơn.

Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng cường hàng rào bảo vệ cho da. Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ ăn chứa chất bảo quản, chất kích thích, đồ uống có cồn gây hại cho sức khỏe.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để duy trì một sức khỏe ổn định và phòng ngừa bệnh tật. 

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn những cách chữa á sừng bằng lá bạch đàn đơn giản, hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cách này chỉ được khuyến khích điều trị trong trường hợp nhẹ. Đối với người mắc bệnh nặng, có nhiều biến chứng, người bệnh nên đến bác sĩ để được điều trị đúng cách. 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến