Dày sừng nang lông là gì?

 

Dày sừng nang lông là gì?

Dày sừng nang lông là tình trạng dày lên của da khiến da bị thô ráp, sưng, chai. Bệnh thường phổ biến ở cánh tay, đùi, má hoặc mông. Các vết chai thường không ngứa hoặc đau. Dày sừng nang lông được xem là một dạng dày lên ở lớp ngoài của da. Lớp này được làm từ một loại protein xơ được gọi là Keratin. Keratin có thể hình thành và phát triển từ da, móng tay và tóc.

Đây là một căn bệnh mãn tính có thể liên quan đến yếu tố di truyền và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với người khác. Do đó, tìm hiểu một số thông tin về bệnh là cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa bệnh.

Dấu hiệu nhận biết dày sừng nang long?

Dày sừng nang lông có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường ảnh hưởng đến thanh thiếu niên, trẻ dưới 2 tuổi và ít khi gặp ở những trên cao tuổi. Các dấu hiệu nhận biết dày sừng nang lông bao gồm:

·                     Xuất hiện những vết nhỏ không gây đau, thường phổ biến ở phần trên cánh tay, đùi, má hoặc mông.

·                     Da trở nên khô, sần sùi và hơi sưng phồng lên so với vùng da xung quanh.

·                     Khi thời tiết lạnh, độ ẩm của da giảm xuống da sẽ bị khô khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

·                      Lỗ chân lông bị tắc nghẽn khiến lớp tế bào chết không thể thoát ra bên ngoài. Điều này làm các nang lông bị chèn ép, người bệnh có thể bị rụng lông hoặc viêm nang lông.

·                     Ít khi gây ngứa cũng không đau hoặc rát khi chạm chạm vào.

Ngoài ra, một số bệnh nhân dày sừng nang lông mãn tính có thể dẫn đến tình trạng thay đổi sắc tố da. Ở các trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, da người bệnh có thể hơi đỏ, sẫm nâu và có thể dễ dàng phân biệt với các vùng da khỏe mạnh xung quanh.

Nguyên nhân gây dày sừng nang long?

Như đã nói trên, dày sừng nang lông là hệ quả của việc tích tụ Keratin bên ngoài bề mặt da và tạo thành các mảng da thô ráp, gập ghềnh. Hiện tại, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác vì sao Keratin tích tụ. Tuy nhiên, các bác sĩ tin rằng, tình trạng này có thể liên quan đến di truyền hoặc các bệnh lý ngoài da khác bao gồm viêm da dị ứng, bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến.



Dày sừng nang lông có thể liên quan đến yếu tố di truyền?

Một số nguyên nhân và bệnh lý có thể dẫn đến dày sừng nang lông bao gồm:

·                     Rối loạn tăng tiết sừng ở lớp biểu bì ngoài cùng của da.

·                     Nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm (đặc biệt là nhiễm nấm Candida).

·                     Các vấn đề về di truyền, dày sừng nang lông không lây nhưng có thể di truyền thông qua huyết thống gia đình. 

·                     Bệnh chàm, vết chai da.

·                     Rối loạn da di truyền hoặc chứng tăng sừng biểu bì sau khi sinh con.

·                     Mụn cóc hoặc các tổn thương khác trên da mà không được chăm sóc hợp lý.

·                     Vệ sinh da không sạch sẽ khiến lớp sừng, bụi bẩn tích tụ, lâu ngày có thể gây dày sừng nang lông.

Ngoài ra, làn da khô, sinh sống trong môi không khí lạnh cũng được xem là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng dày sừng nang lông.

Các điều trị dày sừng nang long:

Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh dày sừng nang lông. Tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát bằng các liệu pháp y tế và thay đổi lối sống tại nhà.

1. Điều trị y tế

Việc điều trị dày sừng nang lông thường là sử dụng các loại kem để dưỡng ẩm và tẩy tế bào chết thường xuyên. Tuy nhiên, trước khi tiến hành điều trị, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để có liệu pháp điều trị hợp lý nhất.


Tẩy tế bào chết bằng cách sản phẩm chuyên dụng để ngăn ngừa dày sừng nang lông

Các biện pháp điều trị y tế bao gồm:

·                     Tẩy tế chết tại chỗ bằng các sản phẩm có chứa Axit Alpha – Hydroxy, Axit Lactic, Axit Salicyclic hoặc Urê. Các sản phẩm này có thể tẩy da chết một cách nhẹ nhàng, an toàn và không gây kích ứng da. Tuy nhiên, các loại axit này không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ.

·                     Retinoids tại chỗ có thể ngăn ngừa việc sản sinh Keratin, hạn chế tình trạng bong tróc hoặc gây đỏ da. Các loại phổ biến bao gồm:  Atralin, Avita, Renova, Retin-A, Avage hoặc Tazorac. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú có thể nên tránh sử dụng Retinoids tại chỗ.

·                     Điều trị bằng laser thường được chỉ định cho các trường hợp nặng khiến da bị viêm sưng và đỏ tấy. Tuy nhiên, việc áp dụng các tia laser trực tiếp lên da có thể dẫn đến nhiều nguy cơ bao gồm tổn thương da vĩnh viễn hoặc ung thư da.

2. Khắc phục tại nhà

Mặc dù các biện pháp chăm sóc tại nhà không thể điều trị dứt điểm tình trạng dày sừng nang lông. Tuy nhiên, người bệnh có thể ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và đề phòng bệnh tái phát.




Vệ sinh, tắm rửa bằng cách loại xà phòng phù hợp để phòng ngừa dày sừng nang lông

Một số biện pháp phổ biến như sau:

·                     Không tắm nước quá nóng, tốt nhất là dùng nước ấm hoặc nước mát khi tắm. Bên cạnh đó, người bệnh dày sừng nang lông cần hạn chế thời gian tắm, trong khoảng 10 – 15 phút để tránh làm mất lớp dầu tự nhiên của da.

·                     Tránh các loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh. Chọn có loại xà phòng dành cho da nhạy cảm hoặc có nguồn gốc từ thiên nhiên. Xem kỹ thành phần sản phẩm trước khi sử dụng.

·                     Không nên chà xát làn da quá mạnh, điều này có thể kích ứng da và làm các triệu chứng dày sừng nang lông thêm nghiêm trọng. Sau khi tắm, hãy lau khô người một cách nhẹ nhàng bằng khăn mềm.

·                     Dưỡng ẩm cho da bằng các sản phẩm có chứa Lanolin như Lansinoh, Medela hoặc dầu tự nhiên như Vaseline và Glysolid. Kem dưỡng ẩm phát huy công dụng tốt nhất khi được sử dụng trong vòng 3 phút sau khi tắm. Người bệnh có thể thoa kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày.

·                     Sử dụng máy tạo độ ẩm trong môi trường sống hoặc phòng ngủ. Độ ẩm thấp có thể làm khô da và khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

·                     Mặc quần áo thoải mái, tránh các loại quần áo quá chật. Điều này có thể gây ma sát, trầy xước, tổn thương da.

Ngoài ra, người bệnh dày sừng nang lông nên thoa kem dưỡng ẩm hoặc che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài. Không nên để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, điều này có thể làm kích ứng da. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu tình trạng dày sừng nang lông khiến người bệnh khó chịu hoặc đau, hãy đến bệnh viện. Ngoài ra, nếu khu vực bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng chẳng hạn như sưng to, tấy đỏ, xuất hiện mủ, người bệnh cũng cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Đôi khi tình trạng dày sừng nang lông có thể gần giống với các tổn thương do ung thư đa gây ra. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một vài xét nghiệm hình ảnh hoặc kiểm tra sức khỏe để loại bỏ các yếu tố nguy cơ.

Hầu hết các tình trạng dày sừng nang lông đều không nguy hiểm và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, việc kiểm tra và xác nhận nguyên nhân chính xác gây ra bệnh là cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến